Hướng dẫn an toàn vận chuyển, bảo quản và sử dụng chai khí công nghiệp
Cập nhật : 17/10/2016 Lượt xem : 3.386

1.0 Hướng dẫn chung
 
1.1 Vận chuyển
1.Xe đến lấy hàng phải là xe sàn gỗ (cấm dùng xe Benz, xe thành sắt, thùng sắt, xe súc vật kéo). Nếu là xe sàn sắt nhất thiết phải có các tấm đệm dưới sàn xe bằng cao su hoặc ván gỗ. Sàn xe phải sạch sẽ, tuyệt đối không dính dầu mỡ. Cấm kết hợp vận chuyển chai khí công nghiệp (ôxi, axetylen, C3H8, H2....) với các vật tư, nhiên liệu hoặc các chất dễ cháy nổ khác trên cùng một thùng xe. Bình khí axetylen và bình ôxy được phép để trên cùng một xe đẩy và cách nhau 10cm, ở giữa hai bình dùng tấm chèn bằng gỗ hoặc cao su.
2.Bình chứa sản phẩm phải có vòng cao su hoặc xếp giữa các chai phải có lớp đệm êm, lớp dưới cùng phải chèn chặt, tránh xô lăn.
3.Không xếp chai quá thành xe, xếp cân đối giữa xe và đầu van chai cùng chiều.
4.Khoá thành xe, chuyên chở phải chắc chắn, quá trình chuyên chở phải nhẹ nhàng, tránh chấn động mạnh.
1.2 Bảo quản
1.Bình chứa sản phẩm phải để vào kho chứa hoặc nơi râm mát. Nếu để ngoài trời phải có các phương tiện che nắng, tránh để hấp thụ nhiệt cao sẽ làm tăng áp suất của bình.
2.Kho phải bố trí ở nơi ít người qua lại, thoáng mát, khô ráo, tránh chấn động mạnh và cách xa nguồn nhiệt.
3.Không để lẫn bình sản phẩm với dầu, mỡ hoặc các chất dễ cháy nổ khác.
4.Bình để trong kho xếp đứng thì nền phải bằng phẳng, chắc chắn và có thanh giằng phân thành lô. Nếu xếp nằm thì giữa các lớp phải có tấm đệm êm. Giữa các lô phải có khoảng cách đi lại để kiểm tra.
5.Tuyệt đối không sinh hoạt hoặc ở tại trong kho.
6.Đèn chiếu sáng trong kho phải là loại đèn phòng nổ.
7.Thường xuyên kiểm tra độ xì hở. Nếu phát hiện bình nào không an toàn cần phải báo cáo để xử lý kịp thờ.
1.3 Sử dụng
1.Trước khi sử dụng cần phải kiểm tra toàn bộ khuôn tay, phương tiện sử dụng... không được dính dầu mỡ.
2.Kiểm tra đồng hồ đo và các bộ phận có liên quan đến quá trình sử dụng (đồng hồ giảm áp phải tốt, áp kế làm việc chính xác, dây hàn, tay hàn đảm bảo kín tuyệt đối).
3.Tất cả các gioăng đệm kín phải làm bằng vật liệu quy định, không dính dầu mỡ.
4.Tuyệt đối không tháo đầu êcu chặn của van khi trong chai còn áp suất.
5.Đóng mở van chai phải nhẹ nhàng và từ từ, tránh xung áp.
6.Khi ngừng sử dụng phải đóng van chai lại.
7.Không nạp khí khác loại vào chai.
8.Những người chưa qua đào tạo không được sử dụng bình chứa áp lực.
2.0 Hướng dẫn riêng đối với O2
 
1.Sau khi sử dụng, ít nhất trong chai phải để áp dư >0,5kg/cm2.
 
2.Bình ôxy để cách xa nơi hàn, cắt, hoặc nơi có ngọn lửa ít nhất là 10m.
 
 
3.0 Hướng dẫn riêng đối với CO2
 
1.Nếu mua sản phẩm CO2 thì xe nhất thiết phải có mui bạt che nắng, trên đường không được dừng dưới trời nắng hoặc gần nơi có nhiệt độ cao.
 
2.Nhiệt độ trong kho chứa CO2 không được vượt quá 30oC.
 
4.0 Hướng dẫn riêng đối với Axetylen
 
1.Khi sử dụng bình axetylen phải để bình ở trạng thái đứng, không để nằm tránh cho dung dịch axeton chảy ra theo ống dẫn khí.
 
2.Dùng cùm có bộ giảm áp (bộ giảm áp chuyên dùng cho khí axetylen) lắp vào miệng van, xiết chặt đảm bảo kín, không bị xì hở. Tuyệt đối không dùng dụng cụ tiếp xúc với C2H2 như van, cùm nạp, dây dẫn... có hàm lượng đồng ³70%.
 
3.Khi sử dụng ta mở van chai và điều chỉnh tăng, giảm áp suất cho phù hợp từ 0,5¸1,5at (áp suất khống chế tương tự với áp suất bình sinh khí sử dụng bằng đất đèn trước đây).
 
4.Trường hợp sau khi lắp bộ giảm áp mà điều chỉnh bộ tăng giảm áp suất vẫn cao thì phải xem xét lại bộ phận giảm áp bị hỏng hoặc thông màng đệm thì không được sử dụng nữa.
 
5.Đường dẫn khí của chai axetylen có màu đỏ để phân biệt ống dẫn khí từ bình ôxy có màu xanh.
 
6.Bình khí axetylen phải để cách xa nơi hàn, cắt, hoặc nơi có ngọn lửa ít nhất là 10m.
 
7.Khi dùng gần hết khí, đồng hồ áp kế báo 0,6¸1 Kg/cm3 (at) thì dừng lại, đóng chặn van thay bình mới.
 
8.Hiện nay áp suất nạp cho bình khí axetylen là 25at đối với mùa hè và 19 at đối với mùa đông. Trong quá trình sử dụng phải nghiêm túc thực hiện qui trình, qui phạm, nhất là phải tuân theo TCVN 4245/96.
 
5.0 Hướng dẫn riêng khi sử dụng téc lỏng
 
Khi sử dụng téc chứa lỏng, người vận hành phải thực hiện đúng những qui định sau:
1.Khi cấp hoặc nạp lỏng, người vận hành téc phải mặc quần áo bảo hộ lao động, đi giầy, đeo găng tay, đội kính che mặt.
2.Không được hút thuốc, có ngọn lửa ở gần téc có chứa ôxy lỏng với khoảng cách ít nhất 20m và trong phòng có đặt téc.
3.Không được vận hành téc khi chân tay, quần áo, dụng cụ có dính dầu mỡ.
4.Tất cả các van ở téc khi cần đóng mở chỉ được phép thao tác trực tiếp bằng tay. (Trường hợp đóng van nhưng van không kín phải báo cáo ngay cho cán bộ quản lý đơn vị hoặc cán bộ kỹ thuật biết để xử lý). Nghiêm cấm đóng van bằng tay công.
5.Tuyệt đối không được để áp suất trong téc vượt quá áp suất làm việc. Trường hợp áp suất vượt quá áp suất làm việc phải mở van phóng không để giảm áp suất trong téc xuống.
6.Không được xiết bulông chỗ nối khi téc đang có áp lực.
7.Chỉ được phép sửa chữa téc khi trong téc không còn lỏng và áp suất khí. Nếu sử dụng đèn hàn thì phải thông thổi téc bằng các loại khí trơ để đuổi hết khí O2 ra khỏi téc.
Chú ý: Trong quá trình hàn phải mở van nạp + xả lỏng + van phóng không và những van có liên quan đến khu vực hàn.
8.Tuyệt đối nghiêm cấm để gần hoặc cùng phòng với téc những chất dễ gây cháy nổ như: xăng, dầu, mỡ...Trong trường hợp cháy phải báo động ngay và dập cháy bằng CO2 hoặc cát hay chất bột chống cháy.

Các tin tức khác:

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

HOTLINE: 0904683629/0987382256

Mr PHẠM DANH
T: 0904 683629
E: vietnamgas.vn@gmail.com
Mr ĐỨC HẠNH
T: 0987382256
E: hanh.vietnamgas@gmail.com
Bản quyền 2016 thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM . Bảo lưu mọi quyền lợi. Bản quyền 2016 thuộc về Vietnamgas. Bảo lưu mọi quyền lợi.
Đang online: 2 Tổng lượt truy cập: 387.272